Vi khuẩn HP dạ dày là gì? Đường lây nhiễm và cách điều trị như thế nào?

Rất nhiều người được chẩn đoán nhiễm hoặc đã từng nghe về vi khuẩn HP gây viêm dạ dày. Loại vi khuẩn này là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mạn tính như viêm dạ dày mạn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Vậy hãy cùng tìm hiểu về loại vi khuẩn HP dạ dày này để có hiểu biết đầy đủ về nó nhé !

Vi khuẩn HP dạ dày là gì ?

 Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

anh-huong-cua-vi-khuan-hp
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1 đến 2% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP dạ dày lây nhiễm như thế nào ?


Thông thường vi khuẩn HP dạ dày lây qua 3 con đường như sau:
• Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người khỏe mạnh. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.
• Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
• Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa không đảm bảo vệ sinh,… Nên việc tiệt trùng các thiết bị y tế tại các cơ sở y tế uy tín là rất quan trọng.

Ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP ?


Mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Hiện nay, ước tính trên thế giới có khoảng 50 đến 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, khu vực địa lý, thói quen sinh hoạt và chất lượng sống. Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn có thói quen hôn môi trẻ, mớm thức ăn cho trẻ.


Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao, tuy nhiên rất nhiều trường hợp người bị nhiễm không có biểu hiện triệu chứng hay biến chứng nào trên đường tiêu hóa.

Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP dạ dày ?


Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thường thầm lặng, không rõ ràng. Thông thường nó gây ra những cơn đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn phân,… Trong trường hợp gặp những cơn đau như vậy, tốt nhất nên đi thăm khám tại bệnh viện để biết được kết quả chính xác nhất.


Các phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP dạ dày bao gồm:

vi-khuan-hp-da-day-la-gi
Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thường thầm lặng, không rõ ràng


• Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
• Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 2 cách: Test hơi thở và xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân (ít áp dụng).

Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?


• Điều trị diệt vi khuẩn HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu, u Malt hoặc có các yếu tố nguy cơ cao khi đã được bác sĩ thăm khám.
• Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP.

Phương pháp điều trị HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và thuốc giảm tiết acid dịch vị. Đồng thời với đó là bạn cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học. Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

cach-dieu-tri-vi-khuan-hp
Phương pháp điều trị HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và thuốc giảm tiết acid dịch vị


Một số trường hợp tái nhiễm vi khuẩn HP và đã kháng với các thuốc diệt HP thông thường, khi đó các bác sĩ cần phối hợp thêm thuốc để diệt trừ vi khuẩn HP và có thể tiến hành nuôi cấy vi khuẩn HP làm kháng sinh đồ để có thể loại trừ được vi khuẩn này.
Để đăng ký sàng lọc và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, quý khách có thể liên hệ với bác sĩ Trần Cảnh theo các thông tin sau nhé!

Thông tin liên hệ:

Fanpage: Bác sĩ Trần Cảnh – Bệnh viện K Trung ương

Hotline: 024.7300.1022

Email: [email protected]

0 0 Số lượt bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
xem toàn bộ phản hồi
trackback

[…] ở nước ta năm 2005, tại hai nơi là Hà Nội và Hà Tây cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP chung ở cộng đồng dân cư là 74,6%. Người là vật chủ quan trọng nhất với […]

trackback

[…] thư tại các bộ phận thuộc ống tiêu hóa. Tiêu biểu nhất là giúp phát hiện ra vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, phát hiện polyp đại trực tràng gây ung thư đại tràng, các biểu mô gây ung thư […]