Tầm quan trọng của việc chẩn đoán ung thư dạ dày sớm qua nội soi

Ung thư dạ dày là một căn bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện bệnh sớm và có những can thiệp điều trị kịp thời. Loại bệnh này có nhiều biểu hiện giống với bệnh đau dạ dày nên nhiều người không thể phát hiện ra mình bị bệnh. Vì vậy, việc được chẩn đoán sớm bằng phương pháp nội soi để có hướng điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. 

Ung thư dạ dày là gì và những dấu hiệu nhận biết bệnh

1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày sớm được định nghĩa là tổn thương ung thư tại lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, không kể tới có sự di căn hạch. Bệnh ung thư dạ dày có khả năng gây hại, thậm chí gây tử vong nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày khá tương đồng với căn bệnh đau dạ dày nên nhiều người trở nên chủ quan. Hầu hết các triệu chứng sớm của UTDD sớm rất âm thầm, không triệu chứng các bệnh nhân đến khám thường phát hiện ở giai đoạn muộn do vậy kết quả điều trị hạn chế và tỷ lệ tử vong cao. Hãy chú ý tới 1 số dấu hiệu sau đây để có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng can thiệp kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày
  • Bị chứng bụng, đầy hơi, buồn nôn: Đây là dấu hiệu xuất hiện ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm nhận được tình trạng này sau khi ăn xong. Vì mới ở giai đoạn chớm bệnh nên các dấu hiệu sẽ không xảy ra thường xuyên, mọi người sẽ không quan tâm nhiều. 
  • Chán ăn, ăn không thấy ngon: Người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, khi ăn sẽ xuất hiện tình trạng tắc nghẽn ở cổ họng, khó nuốt. 
  • Sụt cân: Dấu hiệu có thể nhận thấy rõ nhất từ bên ngoài đó là trọng lượng cơ thể bị sụt giảm nhanh chóng chỉ trong vài tháng.
  • Bị ợ chua, ợ nóng: Ợ chua, ợ nóng xuất hiện nhiều lần trong ngày, các cơn đau bụng lâm râm dần xuất hiện, khá giống với bệnh đau dạ dày.
  • Đau bụng dữ dội: Những cơn đau bụng dữ dội và thường xuyên hơn. Dù có uống thuốc giảm đau cũng không đỡ.
  • Xuất huyết: Nôn ra máu hay đi đại tiện phân có màu đen thường xuyên,… cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng giống với bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng. Nhưng nếu thấy bị thường xuyên thì khả năng cao là bệnh ung thư dạ dày nên mọi người cần phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. 5 giai đoạn phát triển của bệnh

2.1. Giai đoạn 0 (Mới bị bệnh)

Đây là giai đoạn sớm, lúc này tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày

2.2. Giai đoạn 1

Lúc này, tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của  dạ dày nhưng chưa lây ra cơ quan khác và vẫn chưa phát ra các triệu chứng.

2.3. Giai đoạn 2

Tế bào ung thư đã đi vào tới lớp niêm mạc dạ dày và xuất hiện 1 số triệu chứng: đau bụng, buồn nôn,…

2.4. Giai đoạn 3

Tế bào ung thư dạ dày đã lan tới các hạch bạch huyết và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. 

2.5. Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Tế bào ung thư đã lan ra khắp các bộ phận trong cơ thể gây đau đớn nhiều hơn, tỷ lệ tử vong rất cao.

Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những loại ung thư thường gặp nhất hiện nay, theo GLOBOCAN 2018 ung thư dạ dày đứng thứ 5 sau ung thư phổi, vú, đại trực tràng, tiền liệt tuyến với khoảng 1.033.701 ca mắc mới (5,7%) và 782.685 ca tử vong (8,2%); đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong sau ung thư phổi và ung thư đại trực tràng. 

Bệnh ung thư dạ dày đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Á. Đây là loại bệnh ung thư phổ biến thứ 8 ở nữ giới và đứng thứ 6 ở nam giới Singapore. Tức là cứ 50 nam giới thì sẽ có 1 người bị mắc ung thư dạ dày trong cuộc đời. Mỗi năm, bệnh ung thư dạ dày cướp đi mạng sống của khoảng 300 người dân Singapore.

Bệnh ung thư dạ dày đặc biệt phổ biến ở Đông Á

Có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ mắc giữa các khu vực, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc được biết đến là hai quốc gia có tỷ lệ mắc cao nhất thế giới và là 2 quốc gia có chương trình quốc gia về sàng lọc ung thư dạ dày.

Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm qua nội soi

Theo nhiều nghiên cứu tại Nhật Bản và Châu Âu, tỷ lệ sống sau 5 năm của nhóm bệnh nhân UTDD sớm đạt trên 90%. Do vậy phát hiện sớm UTDD là chìa khóa giúp giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Hàng năm tại Nhật Bản, nhờ có chương trình khám sàng lọc, có gần 10.000 ca UTDD giai đoạn sớm được phát hiện, tương ứng với 50% tổng số ca UTDD được điều trị.

Theo như khuyến cáo của hiệp hội nội soi tiêu hóa Nhật Bản, năm 2020:

  • Sàng lọc nội soi có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày.
  • Sàng lọc giúp cải thiện tỷ lệ chẩn đoán sớm ung thư dạ dày.
  • Bệnh nhân ung thư dạ dày khi được phát hiện và điều trị thích hợp giúp giảm tỷ lệ tử vong.

Theo một nghiên cứu thuần tập ở những người đã trải qua chương trình tầm soát ung thư dạ dày ở Hàn Quốc, tỷ lệ chênh lệch (OR) đối với tử vong do ung thư dạ dày ở những đối tượng đã trải qua nội soi dạ dày là 0,53 (khoảng tin cậy 95% [CI] 0,51–0,56). 

Trong một nghiên cứu bệnh chứng khác, nguy cơ tử vong đã giảm 30% ở những đối tượng đã trải qua kiểm tra nội soi dạ dày trong vòng 36 tháng trước khi được chẩn đoán ung thư dạ dày so với những người không trải qua kiểm tra như vậy. 

Một nghiên cứu bệnh chứng khác báo cáo rằng tỷ lệ OR cho tử vong do UTDD là 0,206 (KTC 95% 0,044–0,965) ở những đối tượng được khám nội soi dạ dày so với những người không được khám sàng lọc. Từ các nghiên cứu trên cho thấy nội soi tầm soát góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày.

Mặc dù sai lệch về thời gian thực hiện, Khanderia và Cs thực hiện một phân tích tổng hợp các nghiên cứu so sánh giữa những người đã trải qua tầm soát ung thư dạ dày và những người không khám, cho thấy tỷ lệ ung thư dạ dày sớm ở ung thư dạ dày ở những bệnh nhân được sàng lọc là 73%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tương ứng (43%) ở những người không được sàng lọc.

Về câu hỏi liệu điều trị UTDD sớm có làm giảm tỷ lệ tử vong hay không, một nghiên cứu quan sát hồi cứu của Tsukuma H và Cs theo dõi trong khoảng từ 6 – 136 tháng cho thấy nguy cơ tử vong do ung thư giảm một nửa ở những người được can thiệp so với những người không được điều trị.

Lời kết

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư dạ dày và tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm qua nội soi. Để có thể phát hiện sớm bệnh tình của mình, người dân cần đi thăm khám sức khỏe thường xuyên theo định kỳ 6 tháng/ lần. Như vậy mới có phương pháp xử lý kịp thời để giảm bớt đau đớn và khả năng khỏi bệnh cao hơn.

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ Trần Cảnh để được tư vấn bệnh và đặt lịch khám sớm nhất bạn nhé!

Thông tin liên hệ:

Fanpage: Bác sĩ Trần Cảnh – Bệnh viện K Trung ương

Hotline: 024.7300.1022

Email: [email protected]

Nguyễn Hà

0 0 Số lượt bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo
guest
3 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
xem toàn bộ phản hồi
trackback

[…] bác sĩ Trần cảnh sẽ chỉ ra cho các bạn 18 yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày đã được y học nghiên cứu. Hãy theo dõi ngay phía dưới […]

trackback

[…] dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1 đến 2% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter […]