Những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày bạn cần nắm được

Những yếu tố nguy cơ gây của bệnh ung thư dạ dày là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết hôm nay, bác sĩ Trần cảnh sẽ chỉ ra cho các bạn 18 yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày đã được y học nghiên cứu. Hãy theo dõi ngay phía dưới nhé!

1. Giới tính và tuổi

Ung thư dạ dày gặp ở nam nhiều hơn ở phụ nữ.
Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày tăng lên rõ rệt ở những người trên 50 tuổi. Hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh ở độ tuổi 60 – 80. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng được phát hiện ở người trẻ tuổi ngày càng tăng và thường có tiên lượng xấu.

nguy-co-gay-benh-ung-thu-da-day
Tuổi tác và giới tính có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

2. Chủng tộc

Tại Hoa Kỳ, bệnh ung thư dạ dày phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, và Mỹ gốc Châu Á / Thái Bình Dương hơn là ở người da trắng không gốc Tây Ban Nha.

3. Vị trí địa lý

Trên thế giới, bệnh ung thư dạ dày phổ biến hơn ở Nhật Bản, Trung Quốc, Nam và Đông Âu, Nam và Trung Mỹ. Bệnh ít phổ biến ở Bắc và Tây Phi, Nam Trung Á và Bắc Mỹ.

4. Nhiễm Helicobacter pylori

Nhiễm Helicobacter pylori (HP) đường như là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Nhiễm H. pylori lâu ngày có thể dẫn đến viêm và trở thành các tổn thương tiền ung thư niêm mạc dạ dày. Trong thực tế, các bệnh nhân ung thư dạ dày thường có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những người không mắc bệnh này .

Những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày bạn cần nắm được

5. Lymphoma dạ dày

U mô bạch huyết kết hợp với niêm mạc (MALT) có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô tuyến của dạ dày. Đây có lẽ do u MALT của dạ dày thường kèm nhiễm vi khuẩn H. pylori.

6. Chế độ ăn uống

Nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao ở những người có chế độ ăn một lượng lớn các loại thực phẩm hun khói, cá và thịt muối, rau muối.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày bạn cần nắm được

7. Hút thuốc lá và uống rượu

Hút thuốc và uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư dày, đặc biệt đối với các ung thư phần trên dạ dày gần thực quản. Tỷ lệ ung thư dạ dày tăng lên gấp đôi ở người hút thuốc.

8. Thừa cân và béo phì

Thừa cân hoặc béo phì có khả năng là nguyên nhân gây ung thư tâm vị (phần trên của dạ dày gần thực quản).

9. Tiền sử phẫu thuật dạ dày

Ung thư dạ dày có nhiều khả năng phát triển ở những người đã cắt một phần dạ dày để điều trị bệnh không phải ung thư chẳng hạn như loét. Loại ung thư này thường phát triển trong nhiều năm sau khi phẫu thuật.

10. Thiếu máu ác tính

Cùng với thiếu máu (quá ít hồng cầu), người mắc bệnh này tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

11. Bệnh Menetrier (viêm dạ dày phì đại)

Bệnh Menetrier (viêm dạ dày phì đại) là bệnh rất hiếm tuy nhiên cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

12. Nhóm máu A

Người có nhóm máu A có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày dù chưa rõ nguyên nhân.

13. Hội chứng ung thư di truyền

Một số bệnh di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

  • Hội chứng Lynch: Cũng có thể được gọi là “ung thư đại trực tràng không polyp di truyền” (HNPCC), một bệnh di truyền có tính chất gia đình. Hội chứng này thường có liên quan với tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng nhưng cũng có gây ra ung thư dạ dày.
  • E-cadherin/CDH1 = Ung thư dạ dày lan tỏa di truyền: Mặc dù hiếm, những người thừa hưởng đột biến gen này có 70-80% nguy cơ phát bệnh ung thư dạ dày trong suốt cuộc đời của họ. Ngoài ra, phụ nữ có khiếm khuyết di truyền này làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Đa polyp tuyến gia đình (FAP). Hội chứng này gây ra polyp đại tràng, dạ dày và ruột. Hội chứng này thường gây ra bởi đột biến của gen APC, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng và có thể đóng một vai trò nhỏ trong việc gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • BRCA1 và BRCA2: Đột biến di truyền ở các gen BRCA1 và BRCA2 thường gắn liền với nguy cơ cao mắc ung thư vú. Những người được thừa hưởng những đột biến di truyền cũng có nguy cơ gia tăng ung thư dạ dày.
  • Hội chứng Li-Fraumeni: Những người bị hội chứng này có nguy cơ gia tăng của một số loại ung thư, bao gồm cả việc phát triển bệnh ung thư dạ dày ở độ tuổi tương đối trẻ. Hội chứng Li-Fraumeni được gây ra bởi một đột biến ở gen TP53.

Hội chứng Peutz-Jeghers (PJS). Những người có hội chứng này phát triển polyp ở dạ dày và ruột, cũng như ở các cơ quan khác bao gồm mũi, đường hô hấp và bàng quang. Các polyp ở dạ dày và ruột là một loại đặc biệt gọi là u mô thừa (hamartoma). Nó có thể gây chảy máu hoặc tắc ruột. PJS cũng có thể gây ra các đốm tàn nhang đậm giống như trên môi, bên trong má và các vùng khác. Những người có PJS có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, đại tràng, tuyến tụy, dạ dày và một số cơ quan khác. Hội chứng này được gây ra bởi đột biến ở gen STK1.

14. Tiền sử gia đình ung thư dạ dày

Những người có người thân kế cận (cha mẹ, anh chị em, hoặc con) bị ung thư dạ dày có nhiều khả năng phát triển bệnh này.

di-truyen-benh-ung-thu-da-day-tu-gia-dinh
Bị mắc bệnh ung thư dạ dày có thể do di truyền từ gia đình

15. Một số loại polyp dạ dày

Hầu hết polyp không phải ung thư trên niêm mạc dạ dày (như polyp tăng sản hoặc polyp viêm) dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, nhưng polyp tuyến – còn gọi là u tuyến – đôi khi có thể phát triển thành ung thư.

16. Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV)

EBV gây bệnh nhiễm trùng do tăng bạch cầu đơn nhân. Hầu như tất cả người lớn đã bị nhiễm virus này tại một số thời điểm trong cuộc đời của họ, thường là trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
EBV có liên quan đến một số dạng ung thư hạch. Khoảng 5-10% virus này được tìm thấy trong các tế bào ung thư ở những người bị ung thư dạ dày. Những người này có xu hướng phát triển chậm hơn, ung thư tiến triển chậm và xâm lấn ít hơn. EBV đã được tìm thấy trong một số tế bào ung thư dạ dày.

17. Một số ngành nghề

Công nhân mỏ than đá, kim loại và các ngành công nghiệp cao su dường như có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.

18. Suy giảm miễn dịch đa dạng thông thường (CVID)

Những người bị CVID có tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Hệ thống miễn dịch của người có CVID không thể tạo đủ kháng thể để đáp ứng với vi trùng. Những người có CVID có nhiễm trùng thường xuyên cũng như các vấn đề khác, bao gồm viêm teo dạ dày và thiếu máu ác tính.
Vì vậy bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư dạ dày nếu bạn có một trong những yếu tố nguy cơ của căn bệnh ác tính này.

Để đăng ký sàng lọc và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, Quý Khách có thể liên hệ số điện thoại …, hoặc đăng ký khám trực tuyến https://drcanh.vnhttps://drcanh.vn/

0 0 Số lượt bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
xem toàn bộ phản hồi