Chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra với rất nhiều người, từ trẻ tới già. Rối loạn tiêu hóa chức năng được nhận định là không gây tổn hại tới bất cứ bộ phận nào trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên nó lại gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, nếu không được xử lý kịp thời mà để tình trạng này diễn ra lâu sẽ dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Vậy bệnh rối loạn tiêu hóa chức năng là gì và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy theo dõi những phần tiếp theo của bài viết.
Rối loạn tiêu hóa chức năng là gì?
Rối loạn tiêu hóa chức năng (FGDs) là rối loạn của hệ thống tiêu hóa, nó được xảy ra do sự co thắt bất thường bởi các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây ra tình trạng đau bụng và ảnh hưởng tới vấn đề đại tiện,..
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trong hệ thống đường tiêu hóa như: thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột nhưng không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì tới các cơ quan thự thể trên.
Tiêu chí Rome về rối loạn tiêu hóa chức năng
Trước kia, rối loạn tiêu hóa chức năng được chẩn đoán theo phương pháp chẩn đoán loại trừ, tức tình trạng này chỉ có thể được chẩn đoán sau khi loại trừ các bệnh có thể nhận dạng thông qua triệu chứng rõ ràng. Theo định nghĩa, FGDs không có biểu hiện rõ ràng thông qua các xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn. Vì vậy, vào năm 1988, một nhóm các nhà nghiên cứu, bác sĩ và chuyên gia y tế đã gặp nhau để đưa ra các tiêu chí nghiêm ngặt để chẩn đoán các FGDs khác nhau. Những tiêu chí này hiện được gọi là Tiêu chí Rome.
Rome III (bản sửa đổi thứ 3) là bản tiêu chí được sử dụng nhiều nhất và được phát hành năm 2006. Mười năm sau, bản sửa đổi thứ tư được công bố, tức vào năm 2016.
Phân loại rối loạn tiêu hóa chức năng
Mỗi loại rối loạn tiêu hóa lại có một bộ tiêu chí bao gồm các biểu hiện riêng. Dưới đây là danh sách toàn bộ các biểu hiện của 8 loại FGD chính được phân định bởi các tiêu chí Rome III:
1. Rối loạn thực quản chức năng
- Ợ nóng
- Đau ngực chức năng có nguồn gốc thực quản
- Chứng khó nuốt
- Cảm giác vướng ở họng
2. Rối loạn dạ dày chức năng
- Khó tiêu
- Ợ hơi nhiều
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Hội chứng nôn mửa kéo dài hoặc tái phát
- Hội chứng nhai lại ở người lớn
3. Rối loạn ruột chức năng
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Rối loạn ruột
4. Hội chứng đau bụng chức năng
Đau bụng chức năng (FAP)
5. Túi mật chức năng và cơ thắt của rối loạn Oddi
- Rối loạn túi mật chức năng
- Cơ thắt đường mật chức năng của rối loạn Oddi
- Cơ thắt tuyến tụy chức năng của rối loạn Oddi
6. Rối loạn chức năng hậu môn trực tràng
- Không tự chủ được việc đi ngoài
- Đau trực tràng (hậu môn) chức năng (bao gồm đau trực tràng mãn tính, hội chứng rối loạn chức năng cơ sàn chậu), đau chướng chức năng không xác định và đau trực tràng (hậu môn) không rõ nguyên nhân)
- Rối loạn đại tiện chức năng (táo bón khó đại tiện và ít đi đại tiện)
7. Rối loạn chức năng GI ở trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh / Trẻ mới biết đi
- Triệu chứng trớ ở trẻ sơ sinh
- Hội chứng nhai lại trẻ sơ sinh (rối loạn nhai lại)
- Nôn mửa kéo dài
- Đau bụng ở trẻ sơ sinh
- Tiêu chảy
- Táo bón ở trẻ sơ sinh
8. Rối loạn chức năng GI ở trẻ em: Trẻ em / Vị thành niên
- Nôn mửa và nuốt không khí: hội chứng nhai lại vị thành niên, hội chứng nôn mửa theo chu kỳ và nuốt không khí uquá nhiều dẫn tới đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu.
- Rối loạn GI chức năng liên quan đến đau bụng: khó tiêu chức năng, IBS, đau nửa vùng bụng, đau bụng chức năng (đau bụng không thể giải thích) thời thơ ấu và hội chứng đau bụng chức năng ở trẻ em.
- Táo bón và không tự chủ: táo bón kéo dài và không tự chủ được quá trình đại tiện của bản thân.
Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa chức năng
Mặc dù dựa trên các tiêu chí Rome, bản thân bạn và các bác sĩ cũng đã phần nào xác định được trạng thái rối loạn tiêu hóa chức năng. Tuy nhiên, để chắc chắn nhất các bác sĩ vẫn đề xuất bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất, từ đó có hướng điều trị hay sử dụng thuốc đúng chuẩn.
Hoặc những xét nghiệm phụ này có thể giúp phát hiện ra một số bệnh ung thư đường tiêu hóa như: ung thưc thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,…
Điều trị rối loạn tiêu hóa chức năng
Mặc dù không có dấu hiệu rõ ràng của bệnh hoặc các vấn đề về cấu trúc được xác định là gây ra các triệu chứng của FGDs, điều này không có nghĩa là những rối loạn này không có thật, cũng không có nghĩa là chúng không thể điều trị được. Nếu bạn nghi ngờ bạn đã hoặc đã được chẩn đoán mắc FGD, điều cần thiết là phải làm việc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về kế hoạch điều trị làm việc. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc: Bác sĩ hay các dược sĩ sẽ dựa theo tình trạng của bạn để kê loại thuốc phù hợp.
- Thay đổi chế độ ăn uống: một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất tốt đến từ các loại rau ranh, trái cây, thịt cá, trứng, sữa,… và được chế biến tối giản sẽ cực kỳ tốt cho đường ruột. Bạn nên hạn ché những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ngọt, nước uống có gas, bia rượu,… sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt của cơ thể.
- Hạn chế căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái sẽ có tác động tốt tới hệ tiêu hóa. Không chỉ giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà còn giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, tránh được tình trạng đau dạ dày.
Lời kết
Trên đây là những điều mà bạn cần biết về rối loạn tiêu hóa chức năng. Đây không phải là một bệnh và cũng không nguy hiểm. Tuy nhiên nó lại gây ra nhiều ảnh hưởng tới cơ thể và cuộc sống của người mắc phải nên bạn cũng cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe của mình.
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ Trần Cảnh nếu bạn đang gặp các vẫn đề về tiêu hóa theo các thông tin sau:
Website: Drcanh.vn
Fanpage: Bác sĩ Trần Đức Cảnh
Hotline: 024.7300.1022
Email: [email protected]