Ăn gì khi bị viêm loét đại tràng để không khiến bệnh nặng thêm?

Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cơ thể khỏe khoắn. Ngược lại, khi nạp vào cơ thể những loại thực phẩm xấu sẽ là nguy cơ gây bệnh và càng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. Khi đã được chẩn đoán bị viêm loét đại tràng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thay đổi thói quen ăn uống của mình để có thể kiểm soát các triệu chứng. Từ đây bạn có thể kiểm soát sức khỏe đại tràng của bản thân. Vậy thay đổi như thế nào? Ăn gì mới đúng? Hãy cùng bác sĩ Trần Cảnh tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay.

Lợi ích của việc thay đổi ăn uống với bệnh viêm loét đại tràng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người bị viêm loét đại tràng ở mức độ nhẹ đến trung bình có cải thiện rất tốt khi thay đổi sang một chế độ ăn lành mạnh hơn và có kết hợp với việc uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.

Khi đường tiêu hóa bị tổn thương và xuất hiện tình trạng viêm loét đại tràng, một số loại thực phẩm và đồ uống có thể khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Ví dụ, đồ ăn cay hoặc những thực phẩm có nhiều chất béo (món chiên, rán) có thể khiến đại tràng của bạn bị loét rộng hơn, xuất hiện nhiều cơn đau bụng.

che-do-an-danh-cho-nguoi-bi-viem-loet-dai-trang
Loại bỏ những thực phẩm xấu ra khỏi thực đơn hàng ngày sẽ giúp tình trạng viêm loét giảm đáng kể

Những người bị viêm loét đại tràng nghiêm trọng có thể gặp một số biến chứng nhất định. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt trong một khoảng thời gian bạn sẽ thấy đường ruột của mình tốt hơn rất nhiều.

Tiêu biểu như việc ăn càng nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ càng làm hạn chế tình trạng thực phẩm bám vào thành ruột, rút ngắn quá trình tiêu hóa thức ăn; dạ dày và ruột tiết ra ít chất để phá vỡ cấu trúc của thức ăn,… từ đó giúp các vết loét không bị lan rộng và nặng thêm. Đặc biệt, bổ sung nhiều chất xơ cũng sẽ giúp hút nước trong ruột, làm mềm phân khiến quá trình đào thải cặn bã của cơ thể diễn ra nhanh chóng, tránh táo bón.

Duy trì chế độ ăn đó trong bao lâu?

Với những người bị bệnh viêm loét đại tràng mãn tính, tần suất và thời gian gắn bó với chế độ ăn uống này trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tình trạng nghiêm trọng như thế nào?
  • Có xảy ra biến chứng gì hay không? (có thể là ung thư đại trực tràng)
  • Các vấn đề sức khỏe khác
  • Theo phương pháp điều trị được chỉ định

Nếu các triệu chứng của bệnh xảy ra thường xuyên thì bạn càng cần để tâm đến chế độ ăn uống và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh lâu hơn. Không chỉ giúp hạn chế tình trạng bệnh diễn ra nặng hơn mà chế độ ăn này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm loét đại tràng, ung thư đường tiêu hóa (ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản,…) ở những người khỏe mạnh. Vì vậy đừng chỉ thay đổi khi bạn đang bị bệnh mà hãy thay đổi vì sức khỏe lâu dài.

Bạn có thể tự tìm hiểu và xây dựng một chế độ ăn riêng cho mình, hoặc nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ điều trị để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhưng vẫn đảm bảo đủ chất, không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn gì khi bị viêm loét đại tràng để không làm bệnh tiến triển nặng hơn?

Nếu là người mới thực hiện việc ăn theo chế độ, bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian ngắ ban đầu đẻ theo dõi sự thích ứng của cơ thể với những thực phẩm nạp vào. Ví dụ như ăn loại thực phẩm này có xuất hiện tình trạng đầy bụng không? Có bị đi ngoài/ táo bón không?, cơ thể bị dị ứng với thực phẩm nào?… Dù vậy, những loại thực phẩm được gợi ý dưới đây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn phù hợp được với nhiều đối tượng.

  • Trái cây và rau xanh: rau xanh và trái cây luôn là những thực phẩm được khuyên sử dụng càng nhiều càng tốt cho cơ thể. Bởi trong 2 loại thực phẩm này có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin vô cùng dồi dào, tốt cho mọi bộ phận và mọi hoạt động trong cơ thể. Tuy nhiên, những người đang mắc bệnh viêm loét đại trang không nên ăn những loại rau sống và ăn trái cây cả vỏ. Bạn hãy gọt sạch vỏ trái cây, nấu chín rau thì ăn sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh những thực phẩm như: ngô, bông cải xanh, mận,… vì chúng tạo ra nhiều khí trong đường ruột.
thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-viem-dai-trang
Cần tăng cường rau xanh và trái cây vào chế độ ăn của người bệnh viêm loét đại tràng
  • Bánh mỳ: Các loại bánh mỳ, mì ống và các loại thực phẩm carbohydrate khác có ít chất xơ, không gây áp lực nhiều cho hệ tiêu hóa, ít làm tổn thương tới vết loét. Bạn nên ăn các loại bánh mỳ (đặc biệt là bánh mỳ lên men chua) thay vì sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, granola hay hạt khô. Khi vào cơ thể, những loại ngủ cốc sẽ khá cứng nên khó nghiền nhỏ duộc và cần nhiều thời gian tiêu hóa, dễ tác động vào vết thương.
  • Sữa: Sữa chua ít béo không đường, đặc biệt là những loại sữa giàu probiotics sẽ tốt cho đường ruột và người bị bệnh viêm loét đại tràng hơn những sản phẩm sữa thông thường.
  • Protein: Bổ sung protein từ thịt như ức gà là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể dù bạn đang bị bệnh hay không. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nấu thịt chín quá, hạn chế chiên rán và thêm nhiều loại gia vị để không làm ảnh hưởng nhiều tới vết thương. Trong trường hợp bạn không ăn thịt và bổ sung protein từ thực vật như các loại đậu thì nên cân nhắc lại loại thực phẩm này. Các loại hạt có thể làm tăng khí trong đường ruột, gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Đậu phụ sẽ là một lựa chọn tốt nhất vì nó rất mềm nên dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế đồ ngọt: Các loại bánh ngọt, bánh quy, kem và bánh pudding thường có quá nhiều chất béo và đường, dễ gây tình trạng khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, các chất thay thế đường như xylitol và sorbitol có thể gây tiêu chảy, khí và đầy hơi.
  • Thức uống: Đồ uống có ga, caffeine và đồ uống có cồn có thể gây khó chịu cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Trong khi giữ nước là quan trọng, dính vào nước hoặc đồ uống được khuyến nghị bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn như đồ uống thay thế điện giải và bổ sung dinh dưỡng lỏng.

Mẹo nấu ăn dành cho người bị bệnh viêm loét đại tràng

  • Khi bị viêm loét đại tràng, bạn cần hạn chế các loại gia vị, dầu, bơ, mỡ lợn hoặc phô mai vào thức ăn. Vì những sản phẩm này có thể gây ra tình trạng khó tiêu hóa hoặc gây kích ứng cho ruột, không tốt cho những vùng đang bị loét. Theo nghiên cứu từ Đại học East Angliahay, bạn có thể sử dụng một chút dầu ô liu để chế biến món ăn có thể giúp giảm nguy cơ viêm loét đại tràng.
  • Những đồ ăn được tẩm bột chiên, chiên nhiều dầu và nhiều lần thường chứa rất nhiều chất béo xấu, cực kỳ không tốt cho hệ tiêu hóa nên cần được hạn chế.
nguoi-bi-viem-loat-dai-trang-can-han-che-do-chien-ran
Người bị viêm loét đại tràng cần hạn chế các loại đồ ăn tẩm bột, chiên rán
  • Không nên ăn rau sống mà hãy chế biến thành các món ăn chín để dễ tiêu hóa hơn. Để tốt nhất bạn nên luộc hoặc hấp sẽ vừa giữ được vị tươi ngon của rau mà cũng dễ ăn.

Lời kết

Đây là những lời khuyên cực kỳ bổ ích và quan trọng đối với những người đang bị viêm loét đại tràng. Thay đổi thói quen ăn uống càng sớm sẽ giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh hơn và nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên bạn cũng cần lời khuyên từ bác sĩ điều trị trực tiếp để biết cách điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng cơ thể mình.

Và điều quan trọng đó là bạn cần khám tầm soát ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu hoặc đã biết mình bị viêm loét đại tràng. Liên hệ ngay với bác sĩ Trần Cảnh để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất bạn nhé!

Website: Drcanh.vn

Fanpage: Bác sĩ Trần Đức Cảnh

Hotline: 024.7300.1022

Email: [email protected]

0 0 Số lượt bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
xem toàn bộ phản hồi