Việc người dân thường xuyên sử dụng thực phẩm bẩn là nguyên nhân gần nhất dẫn tới bệnh ung thư. Đó cũng chính là nguy cơ hàng đầu của nhiều bệnh ung thư tại Việt Nam. Trong đó các bệnh ung thư liên quan tới đường ruột như: ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại tràng,… cũng có một phần nguyên nhân tới từ các thực phẩm bẩn.
Thực phẩm bẩn là gì?
Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn. Một thực phẩm được đánh giá là không an toàn (thực phẩm bẩn) khi nó chứa các chất cấm, gây hại cho sức khỏe. Trong thực phẩm bẩn có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối… Những tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Về lâu dài có thể gây các bệnh mạn tính, đột biến gen, ung thư… dẫn tới tử vong.
Năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000 ca/năm. Các nhà nghiên cứu ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000. Theo các chuyên gia, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá 30%, di truyền chỉ 5-10%, còn lại là các nguyên nhân khác.
Thực phẩm bẩn chiếm 65% nguyên nhân gây ung thư
Theo các chuyên gia y tế, ung thư là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân kết hợp. Trong đó chỉ có 5 – 10% ung thư phát sinh do các rối loạn trong cơ thể, 80% do liên quan yếu tố môi trường sống, còn lại là do các nguyên nhân khác. Trong số các nguyên nhân liên quan đến yếu tố môi trường, việc hút thuốc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và thực phẩm bẩn chiếm tới 65% nguyên nhân gây ung thư. Đặc biệt, theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn, vì nó chứa các chất độc hại gây ra sự đột biến tế bào ở con người.
Các loại ung thư mắc ở nam và nữ cũng khác nhau. Ở nam có 5 loại ung thư thường gặp là ung thư phổi, gan, ruột già, bao tử và ung thư vùng đầu mặt cổ. Trong đó, có những loại ung thư như ruột già, bao tử liên quan đến đường ăn của con người, nghĩa là ăn những chất sinh ung thư. Đặc biệt là ung thư gan, hiện tại đã có nghiên cứu xác định nguyên nhân từ thực phẩm sinh ra ung thư này.
Ở nữ, thường gặp là ung thư vú, cổ tử cung, gan, ruột già và bao tử. Trong đó, ung thư vú cũng có liên quan đến đường ăn uống. Những người ăn thức ăn nhiều chất béo, cơ thể béo phì có khả năng mắc ung thư vú rất cao hơn người bình thường. Ung thư ruột già, buồng trứng cũng liên quan chế độ ăn.
Ung thư không giống như những bệnh truyền nhiễm hay bệnh nhiễm khuẩn khác có thể phát hiện ra ngay. Việc tích lũy yếu tố gây bệnh là quá trình lâu dài, tùy theo cơ địa từng người. Việc hấp thụ vào cơ thể lượng thực phẩm nhiễm độc càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng lớn.
Do đó, để giảm tối đa việc nhiễm bệnh, người dân cần chú ý tới việc ăn uống như ăn nhiều chất xơ, ăn đủ ít nhất 5 loại trái cây, rau xanh mỗi ngày. Chế độ ăn này sẽ làm giảm cholesterol trong huyết thanh và hoa quả, rau, ngũ cốc đều có hàm lượng chất xơ cao. Đồng thời, người dân cần bổ sung thêm các chất như sắt, canxi, thiếc và giảm lượng muối trong từng bữa ăn và đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường, trong đó có căn bệnh ung thư.
Thực phẩm bẩn có thể gây những bệnh ung thư nào?
Theo các chuyên gia, thường xuyên sử dụng những thực phẩm không đảm bảo an toàn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường ruột. Bên cạnh đó còn có nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như:
- Ung thư dạ dày – thực quản: Một số chất hóa học được dùng trong chăn nuôi hoặc để tẩy trắng thực phẩm, bảo quản thực phẩm có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.
- Ung thư đại trực tràng: Hàm lượng chất bảo quản thực vật có trong rau, củ hay như chất tăng trọng, chất tạo nạc trong thịt lợn, các chất kích thích làm tăng nguy cơ gây ung thư. Đáng lưu ý, những thực phẩm lên men, thực phẩm muối, thực phẩm chế biến sẵn tồn dư nhiều chất bảo quản như: thịt muối, dưa muối, cà, cá muối, thịt hun khói, xúc xích, xì dầu….là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng tăng cao.
- Ung thư gan: Các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc… từ thực phẩm “bẩn” khi vào cơ thể sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công và kích hoạt quá mức tế bào Kupffer trong gan, làm sản sinh các chất gây viêm, phá hủy tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm, trong đó có ung thư gan. Ung thư gan là 1 trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
- Ung thư tủy: Khi lượng thuốc từ thực phẩm bẩn tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm.
- Ung thư vòm họng: Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư vòm họng là do lối sống. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại đồ ăn lên men, thực phẩm bị nấm mốc, tồn dư hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Ngoài những bệnh ung thư nêu trên, thực phẩm bẩn còn là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác.
Lời kết
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình thoát khỏi “vòng vây” thực phẩm bẩn, ngoài việc nói không với các thực phẩm không an toàn, tốt nhất, chúng ta nên chủ động khám tầm soát ung thư định kỳ, để phát hiện và điều trị kịp thời những mầm mống ung thư từ khi chưa có triệu chứng.
Liên hệ ngay với bác sĩ Trần Cảnh – chuyên gia chẩn đoán và điều trị ung thư tại bệnh viện K để được đặt lịch khám sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
Website: Drcanh.vn
Fanpage: Bác sĩ Trần Cảnh – Bệnh viện K Trung ương
Hotline: 024.7300.1022
Email: [email protected]