Các kỹ thuật cắt polyp qua nội soi giúp hạn chế tổn thương

Kỹ thuật cắt polyp qua nội soi là một kỹ thuật y học được áp dụng trong phẫu thuật ống tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Ưu điểm của cắt polyp qua nội soi đó là đem lại hiệu quả điều trị cao (khi bệnh còn mới) và quan trọng hơn là giúp bệnh nhân hạn chế tổn thương, đau đớn. Sau khi làm nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật cắt polyp qua nội soi phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

1. Kìm sinh thiết lạnh – ColdBiopsy

Kỹ thuật cắt polyp bằng kìm sinh thiết lạnh rât hữu ích cho các polyp nhỏ và tránh được các rủi ro liên quan đến chấn thương nhiệt. Mặc dù kĩ thuật này rất dễ và an toàn nhưng nó cũng có một vài nhược điểm. Thứ nhất, có thể bỏ xót tổn thương. Thứ hai, nó không hiệu quả khi kích thước polyp lớn hơn kích thước  hàm của kìm. Thứ ba, sau khi cắt, trường quan sát có thể bị che khuất do chảy máu đòi hỏi phải tưới rửa.

cat-polyp-dai-truc-trang
Có rất nhiều kỹ thuật cắt polyp

Xem thêm: Polyp đại trực tràng là gì? Các triệu chứng và phương pháp điều trị

2. Sinh thiết nóng – HotBiopsy


Kỹ thuật cắt polyp sinh thiết nóng tương tự như Cold biopsy nhưng sử dụng cả lực cơ học và đốt điện để cắt mô bất thường. Hiện tại kỹ thuật này ít được các bác sĩ sử dụng hơn trước bởi những rủi ro xuất hiện các tổn thương do truyền nhiệt và có một vài báo cáo thấy nguy cơ chảy máu sau cắt có thể tăng lên.

3. ColdSnaring

Cold snaring là một kỹ thuật hữu ích, an toàn và hiệu quả để cắt những polyp có đường kính < 10 mm. Phương pháp này hiệu quả hơn so với dùng phương pháp dùng kìm sinh thiết để loại bỏ hoàn toàn mô polyp. Việc sử dụng các thòng lọng có kích thước nhỏ hơn thông thường sẽ thuận lợi hơn trong thao tác dụng cụ để bắt polyp. Một số chuyên gia khuyến cáo các bác sĩ nên bắt khoảng 1 – 2 mm mô lành xung quanh polyp nếu có thể. Sau đó làm xẹp lòng đại tràng để làm giảm sức căng thành ruột, giúp polyp chui vào thòng lọng dễ hơn.

4. HotSnaring

Kỹ thuật cắt polyp bằng thòng lọng điện (hot snare polypectomy) tương tự như kỹ thuật cắt bằng thòng lọng lạnh. Bởi khi thực hiện bắt và đóng thòng lọng bác sĩ còn sử dụng điện nhiệt để cắt chân polyp. Kỹ thuật này áp dụng rộng rãi nhất cho các polyp có cuống hoặc nửa cuống. Khuyến cáo kéo polyp và snare xa thành ruột trước khi tiến hành đốt điện để giảm tối đa tổn thương nhiệt gây ra.

ky-thua-cat-polyp-qua-noi-soi
Kỹ thuật cắt polyp bằng thòng lọng điện áp dụng cho các polyp có cuống hoặc nửa cuống

5. Cắt niêm mạc (EMR)

Tiêm phồng lớp dưới niêm mạc ở các tổn thương niêm mạc dạng phẳng hoặc  không cuống giúp nâng nó tách khỏi lớp cơ thành đại tràng. Kỹ thuật này có nhiều lợi ích.

  • Đầu tiên, tổn thương tách ra khỏi lớp cơ làm giảm nguy cơ tổn thương truyền nhiệt gây ra tương tự như kĩ thuật cắt polyp ở trên.
  • Thứ hai, nâng tổn thương phẳng thành tổn thương lồi không cuống dễ bắt bằng thòng lọng hơn.
  • Cuối cùng, nó giúp xác định các tổn thương đã xâm lấn hoặc dính vào lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ (dấu hiệu non – lifting).

6. Cắt niêm mạc nhiều phần (PEMR)

Về kĩ thuật, kỹ thuật cắt niêm mạc nhiều phần cũng tương tự như EMR nhưng do tổn thương có kích thước lớn thường > 20 mm, không thể cắt nguyên khối do giới hạn về kích thước thòng lọng và nguy cơ tổn thương thủng hay chảy máu.

Ưu điêm của kỹ thuật này là dễ áp dụng nhưng gây khó khăn cho đánh giá giải phẫu bệnh lý về diện cắt và mức độ xâm nhập mô u. Ngoài ra một số nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ tái phát tăng tương ứng với số lượng mảnh cắt và kích thước của tổn thương, có thể lên tới 50%.

7. Cắt tách dưới niêm mạc ESD

Đây là kỹ thuật được phát triển đầu tiên ở Nhật, đặc trưng bởi quá trình bóc tách lớp dưới niêm mạc bằng các loại dao kim chuyên dụng qua nội soi với sự hỗ trợ của mũ chụp ở đầu ống soi.

ky-thuat-cat-tach-niem-mac-qua-noi-soi-ong-mem-SED
Cắt tách dưới niêm mạc ESD đem lại hiệu quả cao hơn các phương pháp cũ

ESD giúp giải quyết những hạn chế về kích thước tổn thương của kĩ thuật EMR, cho phép loại bỏ những tổn thương lớn , xơ dính, tái phát nguyên khối để đánh giá chính xác về giải phẫu bệnh lý.

  • Note : Các kỹ thuật thực hiện bóc tách mà không sử dụng bẫy được gọi là “ESD”. Các kỹ thuật dùng thòng lọng mà không bóc tách lớp dưới niêm mạc sau khi rạch một đường xung quanh tổn thương bằng dao ESD hoặc đầu snare được gọi là “precutting EMR”

Lời kết

Hiện tại kỹ thuật cắt polyp qua nội soi đã được thực hiện phổ biến ở tại Việt Nam. Bác sĩ Trần Cảnh, công tác Khoa Nội soi thăm dò chức năng bệnh Viện K hiện đang là một trong những chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam về kỹ thuật ESD với hàng trăm ca bệnh thành công. Bên cạnh đó, bác sĩ còn là người truyền đạt lại kinh nghiệm này cho các đồng nghiệp trong nước của mình. Đến với bác sĩ Cảnh, các bệnh nhân sẽ được thực hiện các bước chẩn đoán bệnh và hướng dẫn điều trị phù hợp. Đặt lịch khám với bác sĩ Cảnh sớm để được chẩn đoán bệnh kịp thời bạn nhé!

Fanpage: Bác sĩ Trần Cảnh – Bệnh viện K Trung ương

Hotline: 024.7300.1022

Email: [email protected]

Hoặc đăng ký khám trực tuyến tại website: drcanh.vn

0 0 Số lượt bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
xem toàn bộ phản hồi
trackback

[…] có polyp đại trực tràng được phát hiện ngày càng nhiều. Từ đó các kĩ thuật cắt polyp đại trực tràng qua nội soi cũng ngày càng phát […]