Nghiên cứu cho thấy những người bị mắc bệnh viêm loét đại tràng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn những người bình thường. Mức độ nguy cơ sẽ khác nhau vì còn tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, mức độ viêm có nghiêm trọng không và bao nhiêu phần trăm trực tràng bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Bài viết này sẽ giải thích thêm về mối liên hệ giữa viêm loét đại tràng và ung thư đại trực tràng, tầm quan trọng của sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ ung thư.
Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm ruột có ảnh hưởng đến đại tràng (ruột già). Các triệu chứng của bệnh viêm loét có thể bao gồm phân có máu, đau bụng và tiêu chảy dai dẳng. Chính vì là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên những người bị viêm loét đại tràng phải thường xuyên được sàng lọc ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Số lượng bệnh nhân viêm loét đại tràng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột đã giảm trong những năm gần đây. Và mọi người đã tin rằng việc chủ động sàng lọc ung thư đại tràng có vai trò rất lớn đối với sự suy giảm này.
Mối liên hệ giữa viêm loét đại tràng và ung thư đại tràng là gì?
Những người sống chung với bệnh viêm loét đại tràng được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao gấp 4 đến 10 lần.
Điều này là do bệnh nhân bị viêm đại tràng có mức độ viêm cao hơn trong đại tràng và điều đó làm tăng nguy cơ phát triển viêm polyp (tăng trưởng bất thường) trong niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng. Phần lớn các polyp là lành tính (không ung thư), nhưng theo thời gian, một số polyp có thể trở thành ung thư.
Nguy cơ chính xác của ung thư đại trực tràng đối với những người bị viêm loét đại tràng khác nhau, và sẽ tùy thuộc vào ba yếu tố sau:
- Thời gian mắc bệnh: Nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng bắt đầu tăng từ 8 đến 10 năm sau khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm loét đại tràng đầu tiên. Một phân tích tổng hợp từ 116 nghiên cứu cho thấy 10 năm sau khi khởi phát bệnh viêm loét đại tràng, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng là 1,6%; ở tuổi 20 tăng lên 8,3%; và 30 năm sau khi khởi phát tăng lên 18,4%.
- Mức độ nghiêm trọng của viêm: Càng có nhiều viêm trong đại tràng hoặc trực tràng càng gây tổn thương nặng cho các tế bào trong niêm mạc đại tràng. Từ đó tạo nhiều cơ hội hơn cho các đột biến trong DNA của các tế bào này và dẫn đến ung thư.
- Khu vực nào của đại tràng bị ảnh hưởng: Những người bị viêm loét toàn bộ đại tràng có nguy cơ bị ung thư cao nhất. Nếu viêm loét chỉ ảnh hưởng đến phía bên trái của đại tràng, nguy cơ phát triển ung thư thấp hơn. Và những người chỉ bị viêm loét trong trực tràng (proctitis)nguy cơ bị ung thư đại trực tràng thấp hơn.
Các yếu tố nguy cơ khác
Ngoài viêm loét đại tràng, có một số yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Các yếu tố nguy cơ khác có thể là:
- Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người bị ung thư ruột
- Người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ
- Có viêm cholang xơ cứng nguyên phát (PSC), một bệnh gan hiếm gặp phát triển ở khoảng 1 trong 25 bệnh nhân bị viêm loét đại tràng.
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Thường xuất phát từ thói quen uống bia, rượu, hút thuốc lá,…
Tỷ lệ sống của những người bị ung thư đại tràng phát triển từ viêm loét
Những người bị bệnh viêm loét đại tràng và bị phát triển thành ung thư đại trực tràng có tiên lượng xấu hơn một chút so với những người không mắc viêm loét đại tràng. Nhưng nếu bệnh ung thư được chẩn đoán sớm thì khả năng sống sót sẽ càng cao. Nếu ở thời điểm mới chớm bệnh, bệnh nhân có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.
Nếu tế bào ung thư khu trú vào đại tràng hoặc trực tràng, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 91%. Nếu ung thư được tìm thấy khi nó đã lan sang các cấu trúc lân cận trong cơ thể hoặc đến các hạch bạch huyết gần đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 72%. Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan xa xôi như phổi hoặc gan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 14%.
Tầm quan trọng của sàng lọc ung thư đại trực tràng
Sàng lọc ung thư đại trực tràng thường xuyên là việc làm rất quan trọng đối với những người bị viêm loét đại tràng. Bởi căn bệnh này làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư, và nếu được phát hiện khi ở giai đoạn sớm có thể điều trị được.
Sàng lọc được thực hiện thông qua hoạt động nội soi đại tràng. Đây là một phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư khá chính xác và hiện tại được nhiều bác sĩ và các bệnh viện khuyên bệnh nhân sử dụng.
Ống nội soi là một dây ống dài, phần đầu được gắn camera (ống soi) và được đưa vào trực tràng thông qua đường miệng hoặc hậu môn. Bằng cách này, các bác sĩ có thể nhìn vào bên trong đại tràng. Bằng việc quan sát được rõ những tổn thương, các bác sĩ sẽ xác định và loại bỏ được những polyp hoặc mô khác có thể là tiền ung thư.
Theo Tổ chức Crohn và Viêm đại tràng, những người đã có triệu chứng viêm loét đại tràng trong khoảng thời gian 8 năm trở lên nên nội soi đại tràng 1 – 2 năm/ lần. Đối với những người vừa bị viêm loét đại tràng vừa mắc bệnh gan PSC (viêm xơ đường mật tiên phát) sẽ phải thực hiện càng tốt. Trong trường hợp này, giám sát thông qua nội soi đại tràng nên bắt đầu ngay khi đã được chẩn đoán viêm loét đại tràng.
Lời kết
Bị viêm loét đại tràng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Nguy cơ thay đổi tùy thuộc vào thời gian bạn xuất hiện các triệu chứng viêm loét, mức độ nghiêm trọng của viêm loét đại tràng là bao nhiêu thì bấy nhiêu % đại tràng bị ảnh hưởng.
Hãy là nội soi đại tràng theo định kỳ được khuyến cáo, bắt đầu từ 8 đến 10 năm sau khi được chẩn đoán mắc viêm loét đại tràng. Đây là tiền đề và là cơ hội để bạn có thể được chữa trị khỏi ung thư. Nếu bạn đang gặp tình trạng viêm, hãy áp dụng lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe bằng cách thay đổi chế độ ăn ít chất béo, tập thể dục thường xuyên và uống thuốc theo đơn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Liên hệ ngay với bác sĩ Trần Cảnh để được tư vấn và đặt lịch khám tầm soát ung thư đại tràng sớm nhất bạn nhé!
Website: Drcanh.vn
Fanpage: Bác sĩ Trần Cảnh – Bệnh viện K Trung ương
Hotline: 024.7300.1022
Email: [email protected]
[…] ngừa nguy cơ bị viêm loét đại tràng, ung thư đường tiêu hóa (ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản,…) ở những người khỏe mạnh. Vì vậy đừng chỉ thay […]